...
Caltek chuyên cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn các thiết bị tận nơi, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và chuyên nghiệp...
Ngày đăng: 10-08-2022
213 lượt xem
1. Độ đục là gì?
Độ đục là một trong những tính chất vật lý của nước, được hình thành từ sự lắng cặn của các chất lơ lửng trong nước hoặc do thành phần bùn đất có trong nước hình thành nên. Tùy theo mức độ nhiều hay ít của các chất lơ lửng tan hay không tan trong nước mà hình thành nên độ đục nhiều hay ít.
Thông thường độ đục ở nước mặn và đặc biệt là nước sông cao hơn hẳn so với nước ngầm. Do quá trình bồi tụ và lắng đọng của phù sa tạo nên. Đối với nguồn nước là nước máy, độ đục có thể được hình thành thông qua các yếu tố sau:
+ Vật liệu của ống vận chuyển nước lâu ngày bị bào mòn hoặc bị rỉ sét
+ Vận chuyển nước đi xa kéo theo hàng loạt các ảnh hưởng từ môi trường xung quanh lên đường nước
Đối với nguồn nước là nước giếng (nước ngầm) cũng bị ảnh hưởng bởi các tính chất gây nên độ đục trong nước:
+ Giếng khoang được bố trí lắp đặt không hợp lý có sự xuất hiện của nước chảy tràn.
+ Sự xáo trộn địa chất trầm tích trong nước cũng gây ảnh hưởng đến thành phần độ đục của nước.
Độ đục của nước còn phản ánh sự hiện diện của nguồn vi sinh có trong nước, vì vậy cần làm kiểm tra và theo dõi các chỉ tiêu cũng như độ đục trong nước. Thông số về độ đục của nước sạch là phải nhỏ hơn 5 NTU (Nephelometric Turbidity Units – Tiêu chuẩn sử dụng trong đo nước tinh khiết và nước thải) nhưng với nước uống thông số độ đục chỉ được tối đa là 2 NTU.
Dân gian thường sử dụng bằng mắt thường để quan sát có sự xuất hiện của độ đục hay không. Nhưng phương pháp này không cho độ chính xác và cũng không thể hiện rõ hàm lượng của độ đục trong nước
Có thể xác định độ đục bắng các phương pháp khác nhau như:
+ Phương pháp cân khối lượng: Lọc mẫu sau đó cân khối lượng cặn. Nếu SS (khối lượng cặn) < 15 mg/l thì nước trong còn SS> 15 mg/l thì nước đục.
+ Áp dụng phương pháp so màu theo nguyên tắc dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.
2. Các bước hiệu chuẩn thiết bị đo độ đục nước
2.1 Kiểm tra bên ngoài
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
Kiểm tra bằng mắt để xác định sự phù hợp của phương tiện đo độ đục của nước (sau
đây gọi là PTĐ với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về hình dáng, kích
thước, hiển thị, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu và phụ kiện kèm theo.
2.2 Kiểm tra kỹ thuật
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây :
Kiểm tra trạng thái hoạt động bình thường và cơ cấu chỉnh của PTĐ theo tài liệu kỹ
thuật.
2.3 Kiểm tra đo lường
PTĐ được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
2.3.1 Phương pháp hiệu chuẩn phương tiện đo độ đục là so sánh kết quả đo trực tiếp giá
trị độ đục của dung dịch chuẩn bằng PTĐ và giá trị độ đục được ch ng nhận của dung
dịch chuẩn đó.
2.3.2 Kiểm tra điểm “0”
- Dùng PTĐ đo tối thiểu 03 lần liên tiếp dung dịch trong. ghi kết quả vào biên bản
kiểm định ở phụ lục 1.
- Sai số cho phép: ± 3 % giá trị lớn nhất của thang đo.
2.3.3 Kiểm tra sai số
- Tại mỗi điểm hiệu chuẩn, đầu đo của PTĐ phải được tráng tối thiểu 03 lần bằng
dung dịch chuẩn tương ứng.
- Tại mỗi điểm hiệu chuẩn, đo 03 lần liên tiếp bằng PTĐ. ghi kết quả đo được vào
biên bản ở phụ lục 1.
- Sai số được tính theo công thức sau:
Hãy liên hệ ngay tới Công ty hiệu chuẩn Caltek để được tư vấn hiệu chuẩn tận nơi một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp với mức giá tốt nhất nhé.
Chính sách Caltek rất đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách trong mọi Thiết bị.
– Thời gian thực hiện nhanh
– Giao nhận thiết bị tân nơi
– Hỗ trợ trong quá trình Audit phát sinh
– Book lịch theo yêu cầu Khách hàng
Caltek chúng tôi cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị đo độ đục của nước ….... nhanh chóng, kịp thời, chính xác, chuyên nghiệp với mức giá vô cùng ưu đãi.
Để hiệu chuẩn thiết bị hãy liên hệ chúng tôi. Rất mong được hợp tác với quý khách trong thời gian gần nhất để kiểm chứng chất lượng hiệu chuẩn của chúng tôi, cam kết chất lượng đi liền với thương hiệu...chi tiết xin liên hệ Tại đây >>
Gửi bình luận của bạn